Với tất cả thiện chí an ủi người đối diện, mong muốn cải thiện tình hình đã được bàn ở Phần 1,
Xin lỗi - một cách chuẩn chỉ - là cách bạn GIÚP người ta yên tâm tiếp tục mối quan hệ với bạn
chúng ta sẽ xem cách để nói xin lỗi gồm những bước nào nhé.
Chuyên gia cho rằng lời xin lỗi tốt gồm 6 thành phần. Trong đó, có 2 thành phần là quan trọng nhất.
Đầu tiên là lời nhận lỗi ở Bước 3. Thừa nhận trách nhiệm. Tôi đã sai. Tôi đã vô ý.
Thay vì nói là "Xin lỗi vì em đã thấy buồn", hãy nói "Xin lỗi vì anh đã nói những điều đầy tổn thương 🥺."
Một lời xin lỗi bị coi là hời hợt, không chân thành nhiều nhất khi người ta không cảm nhận được rằng bạn nhận trách nhiệm về sự việc. Chính vì vậy, phần này thường được đi kèm với Bước 2. Giải thích về sự việc.
Khi mà nói xin lỗi thì có một phản hồi rất phổ biến là "Có biết sai ở đâu chưa mà xin?".
Vì là chưa hiểu sai ở đâu thì làm sao người ta tin là bạn sẽ không lặp lại nó. Hãy thể hiện bạn hoàn toàn hiểu việc đã xảy ra, bạn đã làm (hoặc đã không làm) gì và tại sao nó làm người đối diện cảm thấy tệ.
Và hãy cho họ biết là BẠN BIẾT họ không vui như thế nào. "Anh biết em đã chuẩn bị cho buổi hẹn từ sáng, nên khi không gặp được nhau em buồn nhiều." Khi nỗi buồn được một người khác nhận biết, nó sẽ thấy được an ủi phần nào.
Các nhà nghiên cứu gọi việc HIỂU và CHẤP NHẬN trách nhiệm cho hành động của bạn là “trung tâm” của một lời xin lỗi.
*
Điều quan trọng tiếp theo là ở Bước 5. Đề nghị bù đắp.
Nếu bạn vô tình ăn nhầm cái bánh của bạn cùng phòng thì chỉ cần mua lại cho nó cái bánh mới là xong. Nhưng cũng có những việc không thể "undo" được thiệt hại.
Dễ nhất là nói bạn sẵn sàng làm điều gì khiến người ta cảm thấy tốt hơn. Nhưng với mình, hãy cố nghĩ ra những điều cụ thể bạn muốn làm. Như vậy sẽ cho mình cảm giác được để tâm hơn nhiều.
Huỷ hẹn vào phút chót, hãy chủ động bù đắp bằng một buổi hẹn khác. Chủ động sắp xếp địa điểm mọi thứ để chắc rằng buổi này được diễn ra vui vẻ.
Tranh cãi và lỡ nói những lời không hay, hãy đề nghị được bù đắp sự lắng nghe. Lắng nghe "thêm" (extra) cho người bạn của mình, để hiểu được họ và để họ cảm thấy bạn thực sự quan tâm, và mong muốn hàn gắn.
*
Mình cho rằng Bước 4. Thể hiện sự ăn năn được xếp tiếp theo độ quan trọng, cần dùng khi muốn nhấn mạnh thiện chí sửa đổi. Còn Bước 1 và Bước 6 có lẽ mang ý nghĩa dẫn dắt nhiều hơn là nội dung, do đó thường được lược bỏ trong những trường hợp xin lỗi cá nhân đời thường.
Nói xin lỗi, đặc biệt là trong những trường hợp có liên quan tới cảm xúc thực sự là không dễ chịu.
Rất khó để thừa nhận thiếu sót của mình. Đôi khi chúng ta mess up. Chúng ta ngó lơ cảm xúc của người khác. Chúng ta có những hành động thiếu cẩn trọng, hay thậm chí là ích kỉ. Tự chúng ta cũng đã khó chịu khi những việc không vui xảy ra rồi, huống gì đến việc xử lý cảm xúc của người khác.
Nhưng mối quan hệ liệu có bền lâu nếu chúng ta không thể thành thực với nhau về hành động của mình? Và nhận trách nhiệm cũng là cách duy nhất để niềm tin được khôi phục.
Chúc các bạn có những mối quan hệ bền vững, để “dẫu có lỗi lầm” thì mình vẫn tin tưởng và sẻ chia được với nhau. Và hãy tìm đến hướng dẫn xin lỗi khi cần nhé.
Bài viết thuộc thử thách Viết Đều và Hay của Writing On The Net Alumni. #wotn #vietdeuvahay
Tham khảo:
Effective apologies include six elements. (n.d.). Association for Psychological Science - APS. https://www.psychologicalscience.org/news/minds-business/effective-apologies-include-six-elements.html
ỏ cái này có ích mà đáng iu quá nè
em thấy đúng là việc thừa nhận một việc gì đó cũng khó không thua gì việc chấp nhận một điều gì đó. cảm ơn anh đã chia sẻ thông tin bổ ích trong blog này ạ! 🥹